Gà giảm đẻ hoặc ngừng đẻ là một vấn đề thường gặp trong chăn nuôi gà đẻ. Gà giảm hoặc ngừng đẻ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Dưới đây là 1 số nguyên nhân khiến gà giảm hoặc ngừng đẻ

1.Dinh dưỡng

Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành. Ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác, Vì vậy cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất trứng. Gà không thể tự tổng hợp một số axit amin thường thiếu trong khẩu phần ăn khi gà bắt đầu đẻ. Nếu gà bị thiếu thức ăn trong nhiều giờ sẽ làm giảm sản lượng trứng.

Nước chiếm khoảng 70% tổng lượng cơ thể và chiếm khoảng 75% khối lượng quả trứng. Do vậy, nếu gà bị thiếu nước trong nhiều giờ sẽ ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng.

Thức ăn thiếu Canxi, Phospho

Vỏ trứng gà chứa khoảng 2g Canxi. Bộ xương gà chứa khoảng 20g Canxi. Như vậy, mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% Canxi trong cơ thể gà. Bộ xương của gà mái có dự trữ một lượng Canxi nhất định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất trứng. Tuy nhiên lượng dự trữ này nhanh chóng được sử dụng hết nếu trong thức ăn không bổ sung. Gà không được cung cấp đầy đủ Canxi trong thức ăn hay gà không thể tổng hợp Canxi trong thức ăn thì chúng sẽ dừng đẻ trứng. Sự mất cân bằng Ca và P gây cản trở quá trình hấp thu, giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng, giảm tỷ lệ ấp nở.

2.Nhiệt độ chuồng nuôi 

Nhiệt độ ổn định từ 20-25  gà sinh trưởng phát triển bình thường. Khi nhiệt độ quá cao: gà thở nhiều, uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp. Gà mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.

3.Tập tính ấp trứng của gà

Ấp trứng là tập tính tự nhiên của gà. Tuy nhiên trong trường hợp nuôi gà đẻ ta cần loại bỏ tập tính này. Khi gà mái chuyển sang trạng thái ấp trứng, chúng sẽ không đẻ ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi . Thực tế vấn đề này thường xảy ra vào mùa xuân và gà được nuôi dưới ánh sáng tự nhiên

4.Hiện tượng thay lông

Sau một thời gian sản xuất trứng gà có xu hướng thay lông mới. Sau thời gian thay lông mới đường sinh sản cũng được làm mới, gà sẽ sản xuất trứng tốt hơn cả về chất lượng và số lượng.
Điều này xảy ra khiến gà không đẻ trứng khoảng 2-3 tuần. Như vậy, khi gà thay lông sẽ làm giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế

5.Thời gian chiếu sáng trong ngày

Gà nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là gà đẻ trứng

Gà đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14-16 giờ để duy trì sản xuất trứng. Thời gian chiếu sáng sẽ làm giảm thời gian thu nhận thức ăn và gà giảm đẻ.

6.Tuổi của gà

Tuổi của gà ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đẻ trứng. Thông thường gà bắt đầu sản xuất trứng từ 18-22 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đỉnh sau 6-8 tuần. Sản lượng trứng sẽ giảm dần sau 12 tháng đẻ

7.Tình trạng bệnh lý

Khi gà bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng. Hiện tượng giảm đẻ hoặc ngừng đẻ ở gà có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

Dưới đây là danh sách một số sản phẩm giới thiệu tới quý bà cọn có thể loại bỏ, cải thiện tình trạng giảm đẻ hoặc ngừng đẻ trên gà như:TĂNG SẢN LƯỢNG TRỨNG,  TĂNG TRỨNG CAO CẤP PLUS

  TĂNG SẢN LƯỢNG TRỨNG

Cách dùng:

Hòa tan 100gr trong 70-100 lít nước, dùng liên tục trong giai đoạn đầu và cuối của thời kì đẻ trứng.

Trường hợp sản lượng trứng giảm đột ngột, dùng 100gr cho 50 lít nước, uống liên tục.

 TĂNG TRỨNG CAO CẤP PLUS

CÁCH DÙNG:

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn:

Gà, vịt, ngan, chim, cút trước giai đoạn đẻ: 1g/2 lít nước hoặc 1g/2kg thức ăn.

Gà, vịt, ngan, chim, cút trong giai đoạn đẻ: 1g/1 lít nước hoặc 1g/1kg thức ăn.

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý: Thời gian ngưng sử dụng thuốc trước giết mồ và lấy sữa: 0 ngày.

Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ BigBoss

Địa chỉ: Hoàng Long, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0243 9050 666

Hoặc truy cập Fanpage – BigGroup – https://www.facebook.com/biggroup24.7/ 

Website: https://bigbossgroup.vn/