Bệnh dịch tả vịt ( DVE) là một bệnh truyền  nhiễm cấp tính gây tử vong cao cho vịt, ngan, ngỗng do virus thuộc họ Herpesvirideae gây ra. Bệnh có triệu chứng sốt cao lờ đờ, không muốn xuống nước, xuất huyết đường tiêu hóa năng, chảy máu mũi, đầu thủy thũng.

1.Nguyên nhân gây nên bệnh dịch tả vịt

Bệnh dịch tả vịt do virus thuộc nhóm Herpes trong họ Alphahen pesvivinae gây nên.

2.Dịch tễ học của bệnh dịch tả vịt

Trong tự nhiên vịt là đối tượng dễ cảm nhiễm nhất đối với bệnh dịch tả vịt này 

Tất cả các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh 

Các loại thủy cầm khác như ngan, ngỗng, thiên nga cũng cảm nhiễm khi tiếp xúc với vịt bị nhiễm bệnh

3.Phương thức truyền lây của dịch tả vịt 

Bệnh dịch tả vịt có thể truyền lây trực tiếp do sự tiếp xúc giữa vịt khỏe và vịt mang trùng. Bệnh có thể lây lan gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và bãi chăn thả bị ô nhiễm

Trong cơ thể vịt bệnh, virus có trong máu, dịch nội tiết, các cơ quan nội tạng, nhiều nhất ở gan, lách và não, Vịt bị bệnh sẽ đào thải virus ra ngoài môi trường theo phân và dịch bài xuất. 

Nếu cho vịt khỏe tiếp xúc với nước đã từng chăn thả vịt nhiễm bệnh sẽ làm lây lan mầm bệnh

Đặc biệt vịt mẹ mắc bệnh sẽ lây truyền mầm bệnh sang trứng. Do đó vịt con nở ra từ trứng mang virus đều thải virus qua phân.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng với vịt chăn thả tự do, bệnh lây lan mạnh và gây thành dịch vào thời vụ mà vịt phát triển về số con và số lượng đàn.

4.Triệu chứng của bệnh dịch tả vịt 

Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Sau khi xuất hiện triệu chứng, vịt chết sau 1-5 ngày. Triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo độc lực của virus; tuổi, tính biệt, giống và sức đề kháng của cơ thể vịt.

Ở những đàn vịt bị bệnh lúc đầu xuất hiện những con lờ đờ, không thích vận động, không muốn xuống nước.

Trên đàn vịt lớn, khi chăn thả có một số con rớt lại sau đàn do chân bị liệt; vịt có hiện tượng chết đột ngột.

Vịt đẻ khi bị bệnh, sản lượng trứng giảm từ 40-60%, thậm chí ngừng đẻ. 

Vịt bệnh sốt cao 43 – 44oC, vịt ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh.

Trong đàn có nhiều con có tiếng kêu khản đặc.

Vịt sưng mí mặt, niêm mạc mắt đỏ, lúc đầu chảy nước mắt trong, loãng làm ướt cả vùng lông dưới mí mắt, nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt và có khi làm 2 mí mắt dính lại với nhau. Vịt khó thở, thở khò khè.

Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh.

 Hình 1: Một số triệu chứng của bệnh dịch tả vịt 

5.Bệnh tích của dịch tả vịt

Nhiều trường hợp vịt chết trong tình trạng vẫn bình thường hoặc xác chết gầy

Nhổ sạch lông thấy đầu, cổ sưng, tụ máu tím bầm

Tổ chức dưới da thấm nước và keo nhầy, trong, màu hồng nhạt

Da vùng đầu, cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm giống muỗi đốt 

Niêm mạc hầu, họng, thực quản viêm, xuất huyết đôi chỗ có vết loét phủ màng giả màu vàng xám do thượng bì niêm mạc tróc ra

Dạ dày tuyến phủ nhiều dịch nhớt giống như mủ gạt lớp niêm dịch thấy niêm mạc xuất huyết

Dạ dày cơ xuất huyết nặng

Niêm mạc ruột bị viêm cata, tụ máu và xuất huyết có những vế loét hình cúc áo, nhất là tá tràng và trực tràng.

   Hình 2: Một số bệnh tích của dịch tả vịt 

6.Phòng bệnh dịch tả vịt 

Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi 

Đảm bảo mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ

Định kỳ sát trùng chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi bằng: ĐỆ NHẤT SÁT TRÙNG NANO BẠC, CẶP SẢN PHẨM NANO BẠC BUTASAL.

7.Phòng bệnh dịch tả vịt

Tiêm vaccine dịch tả cho vịt 8-12 ngày tuổi. Nhắc lại sau 3 tuần tuổi

Đối với vịt đẻ, tiêm nhắc lại trước khi vào đẻ. Định kỳ 3-4 tháng tiêm nhắc lại

Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho vịt 

Cung cấp thường xuyên cho vịt các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt, phòng chống bệnh bằng: BIGKING, B-COMPLEX PLUS , ĐIỆN GIẢI GLUCO KC, UNIVIT C, TĂNG ĐỀ KHÁNG ANTIVIRUS

BIGKING USA

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

 Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống

Liều dùng :

Hòa nước uống với liều 2gram / 2 – 4 lit nước uống

Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

Gia súc: 1gram/ 20-25kg thể trọng

Tăng đề kháng antivirus

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

 Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống. – Liều dùng

Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

Gia súc: 1gram/ 15-20kg thể trọng.

Hoặc hòa vào nước 1g/1-2 lít nước uống.

B-COMPLEX PLUS

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Dùng chung cho trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, cút…

Pha 1 – 2g với 1 lít nước uống hoặc trộn với 0,5kg thức ăn

Dùng thường xuyên trong quá trình nuôi

UNIVIT C

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống theo liều:

Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

Gia súc: 1gram/15 -20kg thể trọng.

ĐIỆN GIẢI GLUCO KC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

 Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống theo liều:

Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

Gia súc: 1gram/15 -20kg thể trọng

8.Điều trị bệnh dịch tả vịt

Bệnh dịch tả vịt do virus gây ra cho nên không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Khi vịt mắc bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vaccine dịch tả vịt nhắc lại cho toàn đàn.

Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ BigBoss

Địa chỉ: Hoàng Long, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0243 9050 666

Hoặc truy cập Fanpage – BigGroup – https://www.facebook.com/biggroup24.7/ 

Website: https://bigbossgroup.vn/