Việc khử độc tố nấm mốc trong chăn nuôi rất quan trọng. Do chúng gây thiệt hại rất lớn và nguy trong chăn nuôi.

Trong thực tế sản xuất, việc phòng độc tố nấm mộc phải được thực hiện từ khâu thu hoạch và bảo quản nguyên liệu đầu vào. Sau khi nguyên liệu được đưa vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chú ý tới khử độc tố nấm mốc.

độc tố nấm mốc

Lưu ý trong khử độc tố nấm mốc :

  • Không để độc tố tồn tại trong thức ăn, không dể các chất khử độc tố, chuyển hóa từ độc tố , sản phẩm phụ trong quá trình khử độc tố cũng cần loại bỏ ra khỏi thức ăn.
  • Giữ được giá trị dinh dưỡng nguyên vẹn trong thức ăn.
  • Vô hiệu hóa, phá bỏ độc tố trong thức ăn.
  • Quá trình này cần đảm bảo dễ thực hiện, lặp lại, giảm chi phí và không ảnh hưởng tới môi trường.

Phương pháp loại bỏ độc tố nấm mốc ra khỏi thức ăn

độc tố nấm mốc

1.Phương pháp vật lý :

  • Làm sạch
  • Phân loại cơ học
  • Loại bỏ những thành phần không đủ điều kiện
  • Sử dụng phương pháp khử độc tố bằng nhiệt.

XEM THÊM :

Hướng dẫn cải thiện chất lượng vỏ trứng trong thức ăn chăn nuôi

2.Phương pháp làm sạch

Cần loại bỏ bụi, vỏ, tóc và hạt không đủ yêu cầu trong quá trình xử lý nguyên liệu. Đối với 1 số loại hạt cần thiết phải rửa sạch trước khi phơi khô.

3.Phân loại cơ học

Quá trình này loại  bỏ những hạt nhiễm độc tố mycotxin. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì loại bỏ không hết sẽ dẫn độc tố đi vào thức ăn. Đây cũng là phương pháp chi phí khá cao nên cần tính toán kỹ để tối ưu chi phí. Rửa nguyên liệu bằng nước hoặc dung dịch Na2CO3 để giảm độc tố Mycotxin trong hạt ngũ cốc. Có thể rưa bằng nước và loại bỏ những hạt nổi trên nước để loại bỏ Mycotoxin nhưng cũng cần lưu ý rằng 1 số hạt nổi nhưng không chứa Mycotoxin.

4. Xử lý nhiệt

Việc xử lý nguyên liệu bằng nhiệt không thể loại bỏ hết độc tố nấm mốc vì chúng có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Tuy nhiên xử lý nhiệt lại rất rất tốt trong việc loại bỏ những bào tử nấm. Các phương pháp vật lý khác như siêu âm, chiết xuất dung môi hoặc chiếu xạ.

HIệu quả của việc sử dụng các phương pháp vật lý còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm và loại độc tố trong nguyên liệu thức ăn. Ngoài ra kết quả thu được từ các phương pháp vật lý thường không cao và tốn kém chi phí nên ứng dụng của chúng trong thực tế thường khong được sử dụng.

5. Phương pháp hóa học

Sử dụng hóa chất trong xử lý độc tố nấm mốc phụ thuốc vào mức độ oxy hóa của các loại  độc tố nấm khác nhau. Các thí nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra khả năng khử dộc của các chất khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý đến việc ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của thức ăn và độ ngon miệng của thức ăn sau khi xử lý bằng các chất hóa học.

Phương pháp này thường ít đưuọc sử dụng bởi chúng gây nhiều tác dụng phụ không tốt trong thức ăn chăn nuôi.

6. Phương pháp sinh học

Có 3 phương pháp chính

– Phương pháp hấp thụ.
– Phương pháp chuyển dạng sinh học.
– Phương pháp hấp thụ

Sử dụng các chất hấp phụ để xử lý độc tố đang rất phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay đặc biệt là kiểm soát afatocxin. Các chất này được bổ sung bào thức ăn kết hợp với độc tố làm chúng không gây ảnh hưởng tới niêm mạc ruột trong quá trình hấp thụ thức ăn.

Một số chất hấp phụ đưuọc nghiên cứu cho kết quả tích cực như: Bentonites, Zeolit, Diatomaceus ,Than hoạt tính, Các loai sợi có nguồn gốc thực vật.

Đã có một loạt các nghiên cứu đưa ra cho thấy than hoạt tính có thể hấp phụ rất tốt độc tố nấm mốc nhưng không thể sử dụng trong thức ăn chăn nuôi do nó có thể hấp phụ cả các chất dinh dưỡng.

Bentonites là đất sét hình thành trong quá trình phân hủy của tro núi lửa, một số nghiên cứu cho thấy Bentonites có khả năng hấp phụ tốt với aflatoxin B1.

 

 

độc tố nấm mốc

Facebook: Thuốc Thú Y BigBoss

Hotline: 024 39 050 666