Cúm gia cầm là gì ?

cúm gia cầm

Cúm gia cầm (AI) là một bệnh trên gia cầm, gây ra bởi virus gia cầm type A. Bệnh có thể ảnh hưởng tới nhiều loại gia cầm như gà, vịt, ngan, chim cút, và 1 số động vật hoang dã.

Virus cúm gia cầm cũng được phân lập và phát hiện không thường xuyên từ các loại động vật có vú như chồn, chó mèo, lợn, hổ, ngựa,… cũng như con người.

Chủng độc lực cao và chủng độc lực thấp

  • Chủng độc lực thấp (LPAI) gây bệnh ở thể nhẹ, có ít hoặc không có triệu chứng lâm sàng.
  • Chủng độc lực cao (HPAI) gây bệnh với những triệu chứng nghiêm trọng và có tỉ lệ chết cao.

Đặc trưng của cúm gia cầm độc lực cao hay thấp đều rõ ràng cả về triệu chứng lẫn cấu trúc gen.

Cúm A H5N8 là gì ?

VIrus cúm A H5N8 được phát hiện ở một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Năm 2014, Hàn Quốc đã công bố trường hợp đầu tiên nhiễm cúm gia cầm độc lực cao H5N8 type A .

ổng số có 29 đợt bùng dịch trên ngỗng, gà và vịt với gần 600.000 con đã bị loại thải. Tháng 9 năm 2014, đã có báo cáo về sự bùng phát dịch cúm ở vịt thịt có 1200 con chết và 19.800 con bị loại thải để kiểm soát dịch bệnh.

Tháng 4 năm 2014, Nhật Bản đã thông báo có một ổ dịch do cúm độc lực cao (HPAI) với 1100 ca được báo cáo. Một phần của các phương pháp kiểm soát dịch bệnh là loại thải toàn bộ đàn. Đợt dịch kết thúc vào tháng 7 năm 2014, sau 4 tháng, vào tháng 11 năm 2014 đợt dịch khác được thông báo bởi Nhật Bản từ hai mẫu phân được lấy từ thiên nga (Cygnus columbianus).

Trung Quốc đã báo cáo rằng chủng virus cúm gia cầm H5N8 phát hiện vào tháng 10 năm 2014, thông báo hai đợt bùng dịch liên quan đến mẫu môi trường và một mẫu vịt được thu thập trong kế hoạch giám sát của quốc gia.

H5N8 đã được tìm thấy ở Mỹ (Idaho) vào 2008 dưới dạng chủng độc lực thấp và sau đó 6 năm ở California ở dạng độc lực thấp.

Ở Đức cũng xác định chủng độc lực cao H5N8 ở gà tây vỗ béo trong hệ thống chăn nuôi bán khép kín ở Mecklenburg-Vorpommern ở giai đoạn đầu với một ca được phát hiện, tất cả 1731 con mẫn cảm ở đàn bị loại thải.

Dữ liệu được lấy từ WAHIS Hệ thống thông tin sức khỏe động vật thế giới OIE.

Nguồn lây lan cúm gia cầm

Chim hoang dã thường là động vật mang mầm bệnh cúm gia cầm ở các đường tiêu hóa và hô hấp nhưng chúng không gây bệnh. Chúng được coi là động vật trung gian làm lây truyền virus cúm gia cầm trên khắp thế giới. Đã có nhiều biện pháp được thực hiện nhằm kiểm soát và phát hiện đặc điểm của virus cúm gia cầm ở chim hoang dã.

Tất cả virus cúm gia cầm có thể lây lan trong đàn thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết con nhiễm bệnh hoặc qua thức ăn nước uống, quần áo người chăn nuôi hoặc thiết bị chăn nuôi.

Chúng lấy lan nhanh từ trang trại này sang trang trại khác thông qua vận chuyển gia cầm sống, con người và các trang thiết bị, thức ăn. Virus độc lực cao sống lâu ngoài môi trường, nhất là nơi có nhiệt độ thấp.

Phòng chống và kiểm soát bệnh cúm gia cầm

Quy định về loại thải và phòng bệnh:

  • Tiêu hủy tất cả những con bị nhiễm bệnh hoặc phơi nhiễm.
  • Giam sát và truy tìm những con có khả năng mắc hoặc phơi nhiễm với mầm bệnh.
  • Kiểm soát nghiêm ngặt và theo dõi những phương tiện và con người có nguy cơ bị phơi nhiễm.
  • Khử trùng các khu chăn nuôi bị nhiễm bệnh.
  • Để trống chuồng ít nhất 21 ngày trước khi nhập đàn.
  • Giữ gia cầm xa những khu vực nhiều chim hoang dã.
  • Kiểm soát sự xâm nhập của mầm bệnh vào khu vực chuồng trại.
  • Thực hiện nguyên tắc cùng ra cùng vào.
  • Báo cáo tình trạng dịch bệnh cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý.
  • Xử lý phân và chất thải của gia cầm đúng quy định.
  • Dùng vaccine cúm gia cầm khi cần thiết.

XEM THÊM:

Cách chẩn đoán bệnh của gà thông qua trứng

cúm gia cầm

Facebook: Thuốc Thú Y BigBoss

Hotline: 024 39 050 666