Viêm tử cung trên heo nái âm đạo có những chất nhờn đục trắng chảy ra liên tục và có mùi hôi tanh.

Viêm tử cung là bệnh khá phổ biến ở lợn nái, thể hiện rõ nhất là viêm tử cung và âm đạo, ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai và sinh sản của lợn.
1. Nguyên nhân viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung thường xảy ra ở lợn sau khi đẻ, có thể xảy ra ở lợn nái sau khi phối giống, ít thấy ở những lợn nái hậu bị. Bệnh thường do những nguyên nhân sau:
– Thời gian chửa, khẩu phần không cân đối, ít vận động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm: Tai xanh (PRRS), lợn nghệ (Leptospirosis), sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Pavrovirus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác… Lợn nái khó đẻ, sẩy thai, thai chết lưu và viêm tử cung. Trong khi đẻ, điều kiện vệ sinh kém, sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, nhau thai bị sót… là nguyên nhân dẫn đến lợn nái bị viêm dạ con.
– Do phối giống trực tiếp với lợn đực bị bệnh và truyền nhiễm bệnh cho lợn nái.
– Dụng cụ thụ tinh nhân tạo không sạch từ đó vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh. Những vi khuẩn thường hay gặp là E.Coli, Streptococcus, Staphylococcus, Proteuspyogenes…
2. Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng thường thấy ở lợn nái đẻ trong vòng 12-72 giờ.
– Lợn kém ăn, sốt 39,5 – 41,5°C, tiết sữa kém.
– Toàn bộ bầu vú nóng đỏ hơn bình thường.
– 1-3 ngày sau đó thấy từ âm đạo có những chất nhờn đục trắng chảy ra liên tục và có mùi hôi tanh.
– Nếu trong trường hợp chết lưu thai, âm đạo sưng tấy, đỏ, có chất chứa dịch tiết màu vàng xẫm, nâu và có mùi rất hôi thối, thân nhiệt tăng, lợn nái đi lại mệt mỏi, khó khăn.
⇒ Mổ khám thấy thành tử cung có màu xanh sẫm, mỏng, bở, một phần nhau thai bị sót nát, có khi còn một vài thai chết lưu.
Thể mạn tính: Heo không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy, trắng đục tiết ra từ âm đạo dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu đi vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai heo.
3. Chẩn đoán
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra ta thấy lợn nái có những biểu hiện mất sữa, âm đạo có những dịch tiết không bình thường 3-4 ngày sau khi đẻ. 
Nếu sau khi đẻ, kiểm tra âm đạo sẽ thấy nhưng miếng nhau thai sót hay thai chết lưu ở tử cung sẽ có mùi hôi thối đặc biệt.
4. Phòng bệnh
Phòng các bệnh truyền nhiễm Tai xanh, Leptospirosis, Brucellosis, Pavrovirus… bằng cách dùng vacxin đúng quy trình, thời gian khuyến cáo cho đàn lợn sinh sản.
Nái chửa phải được vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y khi phối giống và thụ tinh nhân tạo.
Trong quá trình đẻ, nên kết hợp dùng Oxytocin để thúc đẻ nhanh đồng thời tránh sót nhau và tống các sản dịch ứ trong tử cung ra ngoài.
Tiêm bắp AMOX-LA với liều 1ml/15 kg thể trọng, 5-8 giờ trước khi lợn đẻ. Sau khi đẻ có thể tiêm nhắc lại 1 mũi để phòng được bệnh viêm tử cung – viêm vú
Bước 1: Tiêm Chống viêm hết đau ( ketoprofen)để kháng viêm, giảm đau, hạ sốt liều 1ml/ 20 kg thể trọng 
Bước 2: Thụt rửa âm đạo, dạ con bằng Nano bạc sát trùng (10ml pha với 0,5-1 lít nước đun sôi để nguội), Trường hợp không có thuốc trên có thể dùng nước sắc lá trầu không + thêm chút muối cũng rất tốt, sau 30 phút tiêm cho heo nái 2 ống ( 4ml ) thuốc Oxytocin để kích thích tử cung co bóp tống đẩy dịch ra ( Lưu ý dung dịch bơm rửa cần có nhiệt độ khoảng 35-38o )
Bước 3: Dùng kháng sinh tiêm liên tục 5 ngày.Cefmax  
Chi tiết cách dùng xem tại đây 
Bước 4 : Tiêm cho heo nái thuốc tăng lực, bồi bổ và cho uống ( ăn ) thuốc giải độc gan, đường gluco + Vitamin. Giúp heo tăng sức đề kháng, thèm ăn trở lại và nhanh khỏi 
– Tiêm Dipyrone Heo: 1ml/15-20kg TT. Bệnh nặng có thể dùng : 1ml/12-16kg TT.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ hotline: 02439 050 666