Viêm dạ tổ ong là bệnh thường xảy ra đối với gia súc nhai lại. Loài nhai lại thường dễ ăn phải thức ăn có chứa dị vật sắc nhọn lẫn trong thức ăn, đi vào dạ cỏ rồi xuống dạ tổ ong , chọc thủng gây viêm dạ tổ ong.

1.Nguyên nhân bệnh viêm dạ tổ ong

viêm dạ tổ ong

  • Do trâu bò lấy thức ăn bằng lưỡi và không nhai, nuốt vội vàng nên dễ nuốt phải ngoại vật.
  • Do cấu tạo niêm mạc miệng trâu bò có những gai thịt mọc xuôi vào phía trong nên không loại bỏ được ngoại vật trong thức ăn.

2. Cơ chế phát sinh

  • Ngoại vật lớn khi nuốt phải sẽ ở lại dạ cỏ, lâu ngày sẽ bị oxi hóa rồi phân giải.
  • Ngoại vật nhỏ sẽ trôi xuống dạ tổ ong, do thể tích nhỏ, lực co bóp mạnh nên ngoại vật dễ đâm thủng vách dạ tổ ong.
  • Ngoại vật theo co bóp của dạ tổ ong tiếp tục đâm lên phía trước làm thủng cơ hoành, xuyên vào tâm mạc có khi vào cơ tim.

3. Triệu chứng của bệnh viêm dạ tổ ong

  • Bệnh viêm dạ tổ ong mới phát: liệt dạ cỏ cấp tính, giảm nhai lại, luôn ợ hơi. Chướng dạ cỏ mãn tính, nhu động ruột giảm, táo bón năng suất sữa giảm, con vật đau đớn.
  • Khi bệnh nặng: con vật đau đớn, thường đứng, ngại đứng lên ngồi xuống. chân khuỳnh, lưng cong. Khi hoạt động con vật rất khó chịu, đau đớn, đứng 1 chỗ 2 chân dạng ra.
  • Thân nhiệt cao ( 39,5- 40 độ C) , mũi khô, mắt xung huyết, chảy nước mắt. thở nông và ngắn, tim đập nhanh, tĩnh mạch cổ phình to.
  • Con vật gầy, kiệt sức, tiêu hóa đình trệ, suy tim.

4. Tiên lượng bệnh

  • Bệnh tiến triển chậm, thường gây các bệnh kế phát như viêm dạ tổ ong với các cơ quan khác, mưng mủ ở gan, lách, thận, viêm bao tim, cơ tim, phế mạc, phổi  cuối cùng sinh huyết nhiễm mủ . Trâu bò nhiễm độc và chết.
  • Nếu ngoại vật đâm vào dạ tổ ong, tổ chức tăng sinh bao bọc lấy ngoại vật, con vật có thể khỏi.

5. Phòng bệnh

Kiểm tra thức ăn trước khi cho gia súc ăn, để loại bỏ những ngoại vật có thể lẫn vào trong thức ăn của gia súc, có thể dùng máy sàng hay dùng nam châm để lấy kim loại ra ngoài.
Không nên chăn thả gia súc ở gần công trường , xưởng máy.

6. Điều trị

Hộ lý: để con vật yên tĩnh , cho đứng ở tư thế cao đầu, đuôi thấp, cho ăn thức ăn dễ tiêu, nếu cần thì cho nhịn và truyền glucoza vào tĩnh mạch.

Điều trị bệnh:

  • Bệnh mới phát: dùng thuốc ức chế sự lên men sinh hơi của dạ cỏ ( Ichthyol 15g + 1lit nước cho uống 2-3 ngày, Natribicarbonate 1% + 1 lít nước cho uống).
  • Dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần (Procain 1-2%).
  • Dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm :
    Penicilin 12000 – 15000 UI/kg tt + streptomycin 15-20 mg/kg tt. Tiêm bắp 2-3 lần/ngày, tiêm liên tục 7-10 ngày.
  •  Sử dụng thuốc khâng viêm, hồi sức giảm đau: Cafein Thảo Dược

 

heo ăn ít

Facebook: Thuốc Thú Y BigBoss

Hotline: 024 39 050 666