Theo ước tính hiện nay nền kinh tế toàn cầu  bị thiệt hại do cầu trùng gây ra là khoảng 3 tỷ đô la. Gia cầm có tỷ lệ mắc bệnh cao, mặc dù tỷ lệ chết khá thấp nhưng kiến gà bị còi cọc, chậm lớn, tốn kém chi phí cho thức ăn, thuốc thú y dùng để phòng và trị bệnh. Đặc biệt khi gia cầm bị nhiễm cầu trùng, sức đề kháng suy giảm tạo điều kiện cho các  mầm bệnh khác tấn công như Salmonella, E.coli. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này, dưới đây là những thông tin chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn.

1. Bệnh cầu trùng là gì?

       Bệnh cầu trùng gà (coccidiosis) là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm . Hiện nay có  9 loài cầu trùng, mỗi loài  ký sinh và gây bệnh ở các vị trí khác nhau  trong đó có 05 loại gây bệnh phổ biến, đó là: E tenellaE.necatrixE. acervulinaE. maximaE. bruneti   

                                     Hình 1: Một số loài thuộc giống Eimeria gây bệnh phổ biến trên gà

2. Bệnh cầu trùng có lây lan không?

     Bệnh cầu trùng có tốc độ lây lan vô cùng nhanh, chủ yếu qua đường tiêu hoá khi ăn, uống phải noãn nang có khả năng gây bệnh ở trong thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, phổ biến ở gà từ 2 – 8 tuần tuổi. 

     Đặc biệt căn bệnh cầu trùng có tỉ lệ mắc cao ở mọi hình thức chăn nuôi trong đó gà nuôi chăn thả là hay bị mắc nhất.

3. Dịch tễ bệnh cầu trùng 

     Bệnh Cầu trùng xảy ra ở gà từ 10 ngày tuổi trở lên hoặc có thể sớm hơn ở mọi dòng giống gà, nặng nhất ở gà 14-48 ngày tuổi.

     Các yếu tố bất lợi như: chuồng trại ẩm thấp, kém thông thoáng, vệ sinh chăn nuôi không đảm bảo, mật độ đông, khí hậu nhiệt đới có tác dụng thúc đẩy bệnh dễ bùng phát và trầm trọng hơn.

     Thời kỳ nung bệnh từ 4-5 ngày , do đó bệnh Cầu trùng thường thấy ở gà từ 10 ngày tuổi 

4. Triệu chứng 

     Gà bị bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng lẫn máu tươi, khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu. Đặc trưng nhất là phân lẫn máu tươi hoặc phân sáp.

                

                                                               Hình 2:   Một số triệu chứng khi gà nhiễm bệnh cầu trùng 

5. Bệnh tích 

     Bệnh cầu trùng ở gà nói riêng và ở gia cầm nói chung có bệnh tích vô cùng điển hình, trong đó rõ rệt nhất chính là ở ruột non và manh tràng. 

  • Ruột non

        Ruột non của gà bị bệnh cầu trùng thường sưng to, nhất là ở đoạn tá tràng, ngoài ra thành ruột dày cộm lên có những chấm trắng.

       Đặc biệt  vách ruột dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng có mùi vô cùng khó chịu. 

       Quan sát bề mặt niêm mạc trong ruột xuất hiện nhiều điểm trắng đỏ, manh tràng, tá tràng có màu đỏ sẫm.

  • Manh tràng

 Manh tràng gà bị bệnh thường sưng rất to, bên trong có xuất huyết và đầy máu, đôi lúc tạo kén, thành manh tràng dày lên

Nếu như gà bị mắc bệnh nặng gà sẽ bị xuất huyết manh tràng dẫn tới hoại tử từng mảng đen.

      

                                                           Hình 3: Ruột non, manh tràng xuất huyết chứa nhiều máu

6. Phòng bệnh:

  • Vệ sinh phòng bệnh :

Trước mỗi lứa nuôi phải làm sạch chuồng bằng những chất tẩy có tính mạnh như: xút (NaOH), đặc biệt là nước nóng, hơi nước nóng…

Chuồng trại phải thông thoáng, nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo, thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ

Thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh thú y tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng

Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng.

Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng một trong các loại hóa chất sau: Nano Bạc – Butasal, 

                                                                            Đệ nhất Nano Bạc sát trùng  

Diệt khuẩn định kỳ: Pha với nước sạch: 1 lít nano sát trùng/ 200-300 lít nước, phun đều lên bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi, môi trường xung quanh, 10-15 ngày phun 1 lần.

Khi dịch bệnh xuất hiện: Pha với nước sạch: 1 lít Nano bạc sát trùng/ 150-200 lít nước, 3-5 ngày phun 1 lần hoặc tới khi hết dịch.

Diệt khuẩn đường ống, máng nước, dụng cụ: 1 lít/ 300-500 lít nước dùng diệt khuẩn ( ngâm khoảng 30 phút), trường hợp nhiễm khuẩn nặng pha theo tỷ lệ: 1 lít/ 150-200 lít nước để diệt khuẩn.

Diệt khuẩn nguồn nước: 1/lít 100 m³ nước uống; khi có dịch bệnh xảy ra: 1 lít/30-50 m³ nước uống.

  •  Phòng bệnh bằng thuốc và vaccine:

Bổ sung một số thuốc có tác dụng trong phòng và chữa bệnh như: Ecoli Extra thảo dược

                            

7. Điều trị            

Một số thuốc có tác dụng trong điều trị cầu trùng như: AMPROCOC, COCCI – CLEAR, VIME ANTICOC ….kết hợp cầm máu, chống mất nước, điện giải,giải độc gan thận như UNIVIT-C,  SORBTISO….Dưới đây là phác đồ điều trị mà chúng tôi dành tặng cho quý khách hàng. 

AMPROCOC – Vua trị Cầu Trùng                                                     

Trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống

– Liều dùng:

+ Gia cầm: 1g/2 lít nước uống hoặc 1g cho 30-35kg thể trọng dùng trong 5-7 ngày.

+ Bê, nghé, cừu, dê: 1g/20kg thể trọng, pha nước cho uống trong 5 ngày

UNIVIT-C

– Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống theo liều:

+ Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

+ Gia súc: 1gram/15 -20kg thể trọng.

SORBTISO – Siêu giải độc gan thận cấp.

– Pha nước cho uống, dùng thường xuyên trong quá trình nuôi.

+ Gà, vịt, ngan, ngỗng; 1ml/1-2 lít nước.

+ Lợn, trâu, bò: 1ml/ 2-4 lít nước.

Khi vật nuôi đang mắc bệnh thì dùng với liều gấp đôi.

Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ BigBoss

Địa chỉ: Hoàng Long, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0243 9050 666

Hoặc truy cập Fanpage – BigGroup – https://www.facebook.com/biggroup24.7/ 

Website: https://bigbossgroup.vn/