Bệnh viêm hồi tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa rất phức tạp. Bệnh gây thiệt hại rất nặng nề về mặt kinh tế cho người chăn nuôi vì nó có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, có thể gây chết heo thịt ở giai đoạn cuối, thậm chí là heo chuẩn bị xuất bán, heo nái tơ. Vì vậy việc phát hiện sớm để đưa ra hướng điều trị đúng, kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hạn chế những tổn thất do bệnh gây ra.

  1.Nguyên nhân

    Bệnh viêm hồi tràng do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra. Vi khuẩn có thể sinh sản trong tế bào 7 – 14 ngày, tồn tại bên ngoài tế bào cho đến hai tuần trong điều kiện 5°C nhưng không thể nhân lên. Thời gian ủ bệnh 3 – 6 tuần và có thể xảy ra cho ở heo mọi lứa tuổi, giai đoạn 3 – 4 tuần cho đến khi trưởng thành.Có 2 thể bệnh chính là thể ruột tăng sinh xuất huyết ( PHE) và tăng sinh tuyến ruột (PIA)

2.Triệu chứng

2.1. Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE) 

  Đây là thể nặng nhất và phổ biến nhất. Heo có thể chết đột ngột, xảy ra thường xuyên trên nhóm heo hậu bị, cụ thể trong vòng 4-6 tuần sau khi mua về, Những triệu chứng đặc trưng như giảm ăn, bỏ ăn, heo nhợt nhạt, ủ rũ, phân đen và có mùi hôi

2.2. Tăng sinh tuyến ruột (PIA)

  Chủ yếu xuất hiện ở heo con đang phát triển đặc biệt từ 6-8 tuần tuổi và có thể kéo dài hơn nữa cho đến khi heo 5-6 tháng tuổi. Triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy phân nhão màu xi măng, dẫn đến tình trạng tiêu chảy mạn tính.Heo giảm ăn hoặc ăn bình thường nhưng còi cọc, tăng trưởng chậm hơn hẳn 

                                                      

                                                            hình 1: Tiêu chảy phân xám, màu xi măng

3.Bệnh tích

3.1 Thể ruột tăng sinh xuất huyết (PHE)

Phần cuối ruột non và đầu ruột già được lấp đầy bằng những cục máu đông . Thành ruột phần hồi tràng dày lên, viêm loét, xuất huyết 

                                                          

                                hình 2: Ruột viêm loét, xuất huyết, máu đông tụ lại trong ruột

3.2. Thể ruột tăng sinh tuyến ruột (PIA) 

Thành ruột non và ruột già tăng sinh

                          hình 3: Ruột tăng sinh khi viêm hồi tràng  và ruột bình thường

4. Phòng bệnh

4.1. Phòng bệnh bằng vaccine

Vaccine được chế tạo từ chủng vi khuẩn Lawsonia intracellularis đã bị làm suy yếu và được chủng cho heo con cai sữa lúc 3 tuần tuổi 

4.2. Phòng bệnh bằng vệ sinh an toàn sinh học, cải thiện môi trường chăn nuôi

  • Hạn chế nuôi với mật độ quá dày 
  • Nếu phát hiện heo nghi ngờ nhiễm thì có thể dùng kháng sinh chứa Tiamulin, Tylosin, colistin….
  • Cách ly những heo nhiễm bệnh ra khu vực riêng để điều trị
  • Giảm tối đa mọi yếu tố stress ảnh hưởng đến heo
  • Chăn nuôi cùng vào cùng ra
  • Giữ cho chuồng luôn khô ráo, thoáng khí,càng khô càng tốt, mát về mùa hè ấm về mùa đông 
  • Sát trùng, để  trống chuồng nuôi trước khi nhập lứa tiếp theo.Khi có heo nhiễm rửa sạch, khử trùng dụng cụ chuồng trại bằng: Đệ nhất sát trùng nano bạc, nano bạc butasal

           

Cặp sản phẩm Nano Bạc – Butasal 

Chai nhãn hồng: trộn 1ml/1kg thức ăn. 1ml cho 20-25kg thể trọng.

Chai nhãn xanh: 2ml/ 1kg thức ăn. 1ml cho 10-15kg thể trọng.

5. Điều trị

Đối với bệnh viêm hồi tràng, khi muốn điều trị hiệu quả thì phải dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn, có thể tham khảo các loại sản phẩm sau: Đặc trị heo tiêu chảy viêm hồi tràng, viêm nhiễm hô hấp tiêu hóa, chặn đứng tiêu chảy, coli.500, vua trị đường ruột….

đặc trị heo tiêu chảy viêm hồi tràng 

Tiêm bắp thịt từ 3 – 5 ngày với liều:

Lợn, dê, cừu: 1ml/12 – 15kg thể trọng/ngày

Trâu, bò: 1ml/15 – 20kg thể trọng/ngày

Viêm nhiễm hô hấp tiêu hóa 

Tiêm bắp thịt, dùng liên tục 3-5 ngày.

Trâu, bò: 1ml/15-20kg thể trọng

Lợn, dê, cừu: 1m/8-10kg thể trọng

Chó, mèo, dê, cừu: 1ml/12-15kg thể trọng.

Gia cầm: 1ml/7-10kg thể trọng.

Chặn đứng tiêu chảy

Tiêm bắp thịt liên tục từ 3 – 5 ngày với liều:

Lợn con, bê, nghé, dê, cừu: 1ml/10 – 15kg thể trọng

Trâu, bò, lợn: 1ml/15 – 20kg thể trọng

Coli.500

Pha với nước sạch cho uống hoặc trộn thức ăn.

Heo, trâu, bò, dê, cừu:

1g/100kg thể trọng/ngày, hoặc trộn 1kg/3000kg thức ăn.

Gà, vịt, ngan, ngỗng, cút:

1g/60kg thể trọng/ngày hoặc trộn 1kg/2000kg thức ăn. Dùng liên tục 4-5 ngày. Liều phòng bằng 1/2 liều tri.

Ngoài ra kết hợp bổ sung các chế phẩm: Giải độc gan -thận cấp, b – complex plus, điện giải gluco kc, univit…

   Giải độc gan thận cấp 

Liều chung cho lợn, trâu, bò, gà, vịt, ngan, cút…

Trộn vào thức ăn hoặc pha lẫn nước uống

Pha 1 – 2g/ lít nước hoặc trộn với 0,5kg thức ăn

Dùng thường xuyên trong quá trình nuôi

Khi vật nuôi đang mắc bệnh thì dùng với liều gấp đôi.

Univit 

Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống theo liều:

Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

Gia súc: 1gram/15 -20kg thể trọng.

Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ BigBoss

Địa chỉ: Hoàng Long, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0243 9050 666

Hoặc truy cập Fanpage – BigGroup – https://www.facebook.com/biggroup24.7/ 

Website: https://bigbossgroup.vn/