Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát.
– Dịch tả heo châu Phi đã tái bùng phát từ ngày 10/7/2020 đến nay, sau thời gian tạm lắng. Ngày 20/8/2020, ông Nguyễn Thành Nam – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết
Cụ thể, Dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại tại 26 hộ chăn nuôi ở 9 thôn của 8 xã gồm Quế Xuân 2, Quế Mỹ (Quế Sơn), Phước Công, Phước Xuân, Phước Chánh (Phước Sơn), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thăng (Tam Kỳ), Tam Trà (Núi Thành).
Số heo bị nhiễm bệnh, chết, phải tiêu hủy bắt buộc là 101 con (20 heo nái, 1 heo đực giống, 76 heo thịt, 4 heo con) với tổng trọng lượng hơn 3,4 tấn heo hơi. Ngay sau khi dịch bùng phát, lực lượng thú y và chính quyền các cấp khẩn trương khoanh vùng, dập dịch đã cơ bản khống chế các ổ dịch.
Dịch tả heo Châu Phi là bệnh gì?
Dịch tả heo Châu Phi là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra và có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi. Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ loài heo nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào của heo với khả năng lây lan vô cùng nhanh. Theo thống kê cho thấy, heo nhiễm bệnh có tỷ lệ chết lên tới 100%.
Virus gây bệnh tả heo có thể tìm thấy trong dịch bài tiết, trong máu hay các cơ quan của lợn mắc bệnh dịch tả heo. Bệnh có khả năng lây lan kéo dài và trên phạm vi rộng bởi virus này có sức đề kháng cao. Cụ thể, chúng có thể tồn tại được từ 3 – 6 tháng ở nhiệt độ thường và có khả năng chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, virus này sẽ chết ở nhiệt độ 56oC (trong 70 phút), 60oC (trong 20 phút) và ở nhiệt độ 70oC.
Con đường lây nhiễm bệnh dịch tả heo thường là qua tiêu hóa và hô hấp. Bệnh có thể lây lan thông qua tiếp xúc (có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp) với những đồ vật có nhiễm virus như: chuồng trại, lợn nhiễm bệnh, đồ dùng, dụng có nhiễm virus, phương tiện vận chuyển, thực phẩm chế biến từ heo nhiễm bệnh,…
Người là một trong những tác nhân khiến bệnh phát tán, tuy nhiên bệnh không có khả năng lây sang người.
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam]
Bình luận đã đóng.