Bệnh đóng dấu lợn hay còn gọi là bệnh dấu son là một trong 4 bệnh đỏ khá phổ biến ở lợn nuôi tại miền Bắc Việt Nam  

Đặc trưng bởi bệnh tích nổi cộm dưới da lợn: Sung huyết màu đỏ hình vuông hoặc hình tròn như con dấu son đóng trên da nên gọi là bệnh đóng dấu

Bệnh gây ra cho đàn lợn có thể lây sang người qua các vết thương ở da và niêm mạc.

1 .Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu lợn

Bệnh đóng dấu lợn do trực khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae là một trực khuẩn có sức đề kháng cao có thể tồn tại trong phủ tạng xác chết lên đến 4 tháng.

                                                                       Bệnh đóng dấu heo.

2 .Loài mắc bệnh

Nhiều loài động vật cảm nhiễm với bệnh đóng dấu lợn như lợn, ngựa, trâu, bò, chó

Lợn đặc biệt là lợn choai 3-4 tháng đến 1 tuổi bị mắc nhiều nhất

Người cũng có thể bị mắc bệnh nếu bị tiếp xúc qua vết thương ở da.

                                                                         Bệnh đóng dấu heo.

3 .Con đường xâm nhập của bệnh đóng dấu lợn

Thứ nhất do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể. 

Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tăng cường độc lực và gây bệnh.

Thứ hai do nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài. 

Qua tiếp xúc, thức ăn nước uống.

4 .Cơ chế sinh bệnh đóng dấu lợn

Erysipelothrix rhusiopathiae xâm nhập vào niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa sau đó nhanh chóng tăng sinh số lượng và xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Trong mạch máu vi khuẩn bị chết giải phóng lượng độc tố. Nội độc tố gây dãn mạch máu làm đỏ da, dồn máu làm cho lách sưng to, các mạch lympho cũng sưng to, hiện tượng dồn máu dưới da.

5 .Triệu chứng bệnh đóng dấu lợn

5.1. Thể quá cấp tính

Có khi con vật đang ăn uống bình thường chỉ vài giờ sau kêu éc một tiếng rồi lăn ra chết.

Thân nhiệt đột ngột tăng cao 41- 42ºC, mắt đỏ, lợn không ăn uống, điên cuồng lồng lộn rồi rúc vào khe chuồng rồi chết hoặc hộc máu ra chết 

5.2. Thể cấp tính 

Thể này thường hay mắc, con vật ủ rũ mệt mỏi, giảm ăn hoặc bỏ ăn, lợn chui vào rơm nằm lì tai và đuôi không ve vẩy cử động con vật có thể bị hôn mê.

Lợn sốt cao từ 42- 43ºC da khô, run rẩy 4 chân lúc sốt có triệu chứng đi táo rặn nhiều phân từng cục như ngón tay cái có màu đen, có màng bọc lầy nhầy có con bị nôn mửa. Mãi về sau lợn mới ỉa chảy có khi lẫn cả máu.

Mắt: Mắt đỏ và bị chảy nước mắt, mi mắt bị sưng.

Mũi: Viêm niêm mạc mũi và bị chảy nước mũi, con vật thở khó, thở hồng hộc nhịp thở tăng

2-3 ngày sau trên tai lưng bụng và mặt trong của 4 chân xuất hiện những vết đỏ các vết này có giới hạn rõ rệt và rất đa dạng (hình vuông, hình quả trám, bầu dục hình đa giác…).

Bệnh tiến triển trong vòng 3-5 ngày.

Con vật yếu dần thở khó, con vật thân nhiệt hạ nhanh rồi chết tỷ lệ chết 50-60%.

Nếu bệnh kéo dài hơn một tuần thì bệnh chuyển sang thể mãn tính

5.3. Thể mãn tính

Con vật ăn uống kém, gầy còm thiếu máu, thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ. Con vật bị ỉa chảy dai dẳng.

Lợn bị viêm khớp xương và hoại tử da và bị liệt hai chân sau. Triệu chứng hoại tử thấy ở nhiều nơi trên cơ thể như lưng, bụng, vai, đầu, mũi, tai, đuôi.

Da sưng đỏ, lan rộng ra từng mảng lớn mảng da khô đàn và bị bong ra từng mảng.

6 .Bệnh tích

Thể cấp tính: da và mô liên kết dưới da tụ máu

Lá lách sưng to, tụ máu màu đỏ sẫm.

Hạch lâm ba sưng to có lấm tấm xuất huyết. Ruột và dạ dày viêm đỏ.

Tim tụ máu, nội và ngoại tâm mạc xuất huyết. Phổi tụ máu.

Thận sưng tụ máu có khi có chấm xuất huyết. Nếu bổ đôi quả thận thì 2 mảnh không dính lại được với nhau như bình thường.

Viêm nội tâm mạc, van tim sần sùi, có sợi tổ chức mới mọc ra như bắp cải hoa, có hiện tượng tụ máu ở phổi, gan và lách.

7 .Phòng bệnh

Tiêm phòng vaccine định kỳ, 6 tháng/lần, liều tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất như:  Vaccine nhược độc VR2: sản xuất bằng chủng vi khuẩn nhược độc đóng dấu lợn chủng VR2. 

 Vaccine tụ dấu 3/2: là loại vaccine nhị giá nhược độc, một hỗn hợp bao gồm 3 phần canh khuẩn đóng dấu lợn và 2 phần canh khuẩn tụ huyết trùng nhược độc.

 Vaccine vô hoạt có formol và keo phèn.

Vệ sinh chuồng trại, định kỳ khử trùng chuồng bằng các sản phẩm như: ĐỆ NHẤT SÁT TRÙNG NANO BẠC, CẶP SẢN PHẨM NANO BẠC- BUTASAL

 Đảm bảo thức ăn và nước uống hợp vệ sinh,  mật độ nuôi thích hợp.

8 .Điều trị

Sử dụng kháng huyết thanh đóng dấu chế từ ngựa, thường tốn kém

chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt

Trị nguyên nhân dùng các loại thuốc có chứa  Pennicillin, Streptomycine, Kanamycine….

Trị triệu chứng:

Hạ Sốt có thể sử dụng như:

DIPYRONE 50%

 Heo: 1ml/15-20kg TT. Bệnh nặng có thể dùng : 1ml/12-16kg TT.

Gia cầm: 1ml/10kg TT
Heo con, bê, nghé, chó, mèo: 1ml/10-13kg TT.
Trâu, bò, ngựa: 1ml/15-20kg.H24:H25

 EURO EXTRA 

 Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.

+ Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

+ Gia súc: 1gram/ 15-20kg thể trọng.

Hòa 1g/1 lít nước sạch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PROSPAN

Trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.

+ Gia cầm: 1gram/10-15kg thể trọng.

+ Gia súc: 1gram/ 15–20kg thể trọng. Hòa 1g/lít nước sạch.

Sử dụng B-complex dạng tiêm để bồi bổ cho cơ thể. 

Dùng chung cho trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, cút…

Pha 1 – 2g với 1 lít nước uống hoặc trộn với 0,5kg thức ăn

Dùng thường xuyên trong quá trình nuôi.

Thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ BigBoss

Địa chỉ: Hoàng Long, Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: 0243 9050 666

Hoặc truy cập Fanpage – BigGroup – https://www.facebook.com/biggroup24.7/ 

Website: https://bigbossgroup.vn/