Tụ huyết trùng – Pasteurellosis là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết toàn thân và có tỷ lệ tử vong rất cao. Ở gia cầm bệnh có tên khoa học là Pasteurellosis avium hoặc Cholera avium.
-
Nguyên nhân.
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gram âm Pasteurela multocida có 3 chủng 1, 3 và 4 gây ra. Dưới tác động hỗ trợ của các yếu tố Stress gây ra.
Bệnh lây truyền tự phát hoặc qua đường miệng, xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da, tiếp xúc với gà bệnh… Mầm bệnh có thể tồn tại ở bụi trong không khí, có trong thức ăn và nước uống của đàn gia cầm.
- Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường xuất hiện và bùng phát trong thời gian giao mùa. Khi mà thời tiết thay đổi đột ngột. Bị bệnh nhiều nhất là gà ở giai đoạn 2 tháng tuổi trở lên.
Bệnh bao gồm hai giai đoạn với các triệu chứng khác nhau:
Thể quá cấp tính.
Ở giai đoạn này, bệnh thường phát bệnh nhanh. Khiến chủ kê không thể phát hiện bệnh kịp thời, bệnh chỉ có thể kéo dài 1 – 2 tiếng là gà có thể chết do phát bệnh.
– Gà ũ rủ, chết đột ngột.
– Da gà chuyển sang tím tái.
– Chảy nước mũi và có thể lẫn với máu.
– Tai và tích gà bị sưng phồng lên.
Thể cấp tính
– Gà bị sốt cao, có thể lên đến 42 – 43 độ C.
– Gà ủ rũ và có thể bỏ ăn. Lông gà thường xù lên và gà đi lại khá chậm chạp.
– Mũi và miệng có thể chảy dãi, dịch có lẫn với máu.
– Phân gà lỏng có màu nâu.
– Gà bị khó thở
– Mào gà và yếm gà tím bầm do bị tụ máu.
– Khi bệnh nặng gà có thể chết do bị ngạt thở.
Thể mãn tính
– Yếm gà sưng lên, phù thủng gây đau đớn
– Yếm gà hoại tử và cứng lại
– Gà yếu ớt, gầy còm
– Phân gà lỏng có màu vàng
– Màng não có thể bị hoại tử
- Bệnh tích, đặc điểm cơ thể khi gà phát bệnh
– Xác gà béo, cơ thể chuyển sang tím tái.
– Thịt gà nhão và dưới da có dịch nhớt
– Tim gà bị sưng lên, khoang tim có chứa chất dịch nhầy
– Phổi gà bị tụ máu, phổi viêm có màu nâu thẫm. Phế quản có chứa dịch nhầy.
– Gan gà bị sưng, bề mặt có các nốt hoại tử màu trắng hoặc vàng.
– Niêm mạc ruột bị chảy máu, tụ máu hoặc bị viêm.
– Có thể bị viêm khớp, các khớp xương sưng to mưng mũ.
- Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà.
– Giữ vệ sinh chuồng trại, đảm bảo thức ăn,nước uống đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Khi thời tiết thay đổi bất thường bà con nên cho gà uống vitamin C cộng với thuốc chống stress.
– Định kỳ cho gà uống kháng sinh đúng cũng là một phương pháp tốt để phòng bệnh
– Tiêm Vacxin phòng tụ huyết trùng cho gà theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Điều trị bệnh:
– Dùng các loại kháng sinh Enrofloxaxin, Genta-tylo, trộn vào thức ăn hoặc cho uống.
– Bổ sung chất dinh dưỡng, chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.