Một con gà trong đàn bị bệnh hen gà (CRD) ghép tiêu chảy E.coli sẽ làm cho cả đàn gà bị nhiễm bệnh trong vòng chỉ 2 tuần. Bệnh làm giảm năng suất, chất lượng đàn gà, tỷ lệ chết trên 50% gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Biểu hiện bệnh hen gà
- Gà ủ rũ, bỏ ăn, ăn ít cám còn thừa nhiều trên máng.
- Các khớp viêm, sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
- Gà thở khó, luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, để nghe rõ nhất thì có thể vào chuồng vào đêm và sáng sớm khi gà thở mạnh.
- Gà luôn chảy dịch từ mỏ, vảy mỏ liên tục.
- Bệnh CRD thường ghép với các bệnh khác như Ecoli, tụ huyết trùng là tăng tỉ lệ chết.
Bệnh tích khi mổ khám gà bệnh
Xoang mũi, khí quản có nhiều dịch, xuất huyết.
Túi khí viêm đục, có chấm trắng.
Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E coli: màng phổi, màng bao tim, màng gan xuất hiện màng fibrin màu vàng bao phủ, phù nề ở các khớp, thoái hóa và xuất hiện dịch ở khớp.
Kiểm soát bệnh hen gà
Chất lượng con giống đầu vào phải được đảm bảo.
Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo.
Tiêu diệt động vật trung gian truyền lây như: ruồi, muỗi, chuột.
Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gà bố mẹ và gà con:
+ Với gà thịt tiêm phòng vào 28 ngày tuổi
+ Gà đẻ tiêm phòng lần 1 vào 28 ngày tuổi, nhắc lại vào 44 ngày tuổi và 127 ngày tuổi.
Xử lý khi gà mắc bệnh
Cần phải nắm được rõ triệu chứng do Mycoplasma Gallisepticum ( vi khuẩn gây bệnh hen gà CRD) với các nguyên nhân khác để có được phương pháp điều trị phù hợp. nGoài ra khi xác định được chính xác bệnh do M.G gây ra thì xem có ghép với bệnh do virus hay vi khuẩn khác gây ra nữa không.
Kiểm tra sức khỏe đàn gà để có được liệu trình điều trị sao cho hiệu quả.
Xử lý một ca bệnh hen gà CRD:
- Kiểm tra sức khỏe toàn đàn kết hợp mổ khám để tìm hiểu nguyên nhân chính, nguyên nhân ghép với CRD, nguyên nhân gây chết, nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà.
- Đưa ra phương án xử lý bệnh:
– Xử lý các triệu chứng cấp như giảm ho, long đờm, hạ sốt,…
– Xử lý các nguyên nhân chính: sử dụng kháng sinh , có thể dùng vaccine với liều gấp đôi so với liều phòng để điều trị virus. Có thể sử dụng thuốc bổ gan thận và thuốc bổ để nâng cao hiệu quả điều trị. - Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như Doxycylin, Tylosin (không dùng cho gà đẻ). Hiện nay một số vùng đang sử dụng cặp đôi Doxy – Flo khá hiệu quả trên gà đẻ. Doxy – tylo trên gà thịt.
XEM THÊM: 5 giải pháp dinh dưỡng đối với bệnh cầu trùng gà
6 chìa khóa thành công trong chăn nuôi gà thả vườn
Facebook: Thuốc Thú Y BigBoss
Hotline: 024 39 050 666