Viêm phổi dính sườn trên heo (APP) hay còn gọi là bệnh viêm màng phổi trên lợn. Bệnh do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra, xuất hiện khá phổ biến ở tất cả các nước chăn nuôi lợn trên thế giới. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng viêm phổi, có thể gây chết lợn.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường không khí; tiếp xúc trực tiếp trong đàn; việc chu chuyển đàn cũng làm tăng nguy cơ của bệnh; các yếu tố như quy mô đàn cao, điều kiện khí hậu bất lợi như thay đổi nhiệt độ đột ngột và độ ẩm chuồng nuôi cao, chuồng trại thiếu thông thoáng cũng góp phần lây lan mầm bệnh trong chuồng.
Triệu chứng
1. Thể quá cấp tính
-
Trong một khoảng thời gian, một số con của đàn lợn cai sữa có biểu hiện sốt cao 40.5 – 41.5oC, ủ rũ, mệt mỏi.
-
Lợn mắc bệnh APP có triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy.
-
Lợn khó thở, tần số mạch tăng. Da mũi, chân, tai, tím xanh.
-
Giai đoạn đầu con vật khó thở trầm trọng, há mồm để thở.
-
Lợn bệnh chết nhanh chóng trong vòng 24 – 36 giờ.
-
Trước khi chết, lợn chảy nhiều nước bọt, nước mũi nhiều bọt, có thể lẫn máu.
-
Nhiều trường hợp lợn chết rất nhanh mà không có triệu chứng lâm sàng
-
Lợn sơ sinh nếu bị bệnh sẽ bại huyết và chết ngay sau sinh.
2. Thể cấp tính
-
Trong thể cấp tính, có nhiều lợn sốt cao 40.5 – 41.5oC, da có nốt đỏ, heo bỏ ăn thở bụng, lười vận động, lười uống nước.
-
Lợn khó thở, ho, đôi khi phải há mồm thở.
-
Lợn bị rối loạn nhịp tim, hệ tuần hoàn, đồng thời xung huyết ở những vùng xa tim.
-
Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 24 giờ, mức độ bệnh thay đổi tùy thuộc vào tình trạng con vật như mức độ tổn thương của phổi và thời điểm bắt đầu can thiệp bằng kháng sinh.
3. Thể mãn tính
-
Lợn không sốt hoặc sốt nhẹ, ho liên tục hoặc ho ngắt quãng, bỏ ăn, giảm khả năng tăng trọng.
-
Khi phải vận động lợn bị bệnh tụt lại phía sau đàn nếu bắt buộc cũng sẽ cố gắng một cách rất yếu ớt.
-
Khi bị ghép với mốt số mầm bệnh gây bệnh đường hô hấp sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm.
-
Ngoài ra có một tỷ lệ lợn nhiễm mầm bệnh nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng cũng như không có bệnh tích ở phổi khi mổ khám, chứng tỏ bệnh diễn biến ở thể cận lâm sàng.
Hình ảnh một số triệu chứng của bệnh viêm màng phổi ở lợn
Bệnh tích
-
Bệnh tích biểu hiện rõ ở đường hô hấp. Phổi bị viêm có tính chất đối xứng, gồm thùy tim, thùy đỉnh và một phần thùy hoành.
-
Bệnh tích bệnh viêm màng phổi ở lợn thường tập trung thành đám và có ranh giới rõ ràng.
-
Trong trường hợp lợn chết ngay sau khi đẻ ra, bệnh tích quan sát được chủ yếu là khi quản và phế quản thường chứa nhiều dịch nhớt, nhiều bọt, có lẫn máu.
-
Lợn mắc bệnh vùng phổi bị viêm có màu đen, cứng, viêm màng phổi có fibrin, bề mặt cắt của phổi nát, xoang bao tim chứa đầy dịch lẫn máu.
-
Hạch lympho sung huyết.
Chẩn đoán bệnh
-
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khi mổ khám để chẩn đoán bệnh APP lợn nhưng bệnh rất khó phân biệt với nhiều bệnh trên đường hô hấp khác.
-
Cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm như phản ứng CAMP, phản ứng urease, kỹ thuật iiPCR, PCR, … để chẩn đoán khẳng định, xác định serotype và các loại độc tố vi khuẩn.
Phòng bệnh viêm màng phổi ở lợn
-
Lựa chọn mua lợn ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng kỹ thuật xét nghiệm iiPCR ngay tại trại giống để sàng lọc những con giống khỏe mạnh.
-
Phun sát trùng chuồng trại định kỳ, đầu chuồng, đầu trại phải có hố sát trùng, tiêu độc.
-
Cách ly tất cả những con vật có biểu hiện bệnh.
-
Định kỳ lấy mẫu xét nghiệm bệnh trong trang trại.
-
Chăn nuôi lợn với mật độ vừa phải.
-
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn, tạo môi trường thuận lời để lợn sinh trưởng phát triện.
-
Sử dụng vaccine phòng bệnh định kỳ cho đàn lợn.
Cách trị bệnh viêm phổi dính sườn ở lợn
Hạ sốt: Dipyrone 50%
– Tiêm kháng sinh: Cef max liên tục từ 3 – 5 ngày
– Trộn thức ăn hoặc pha nước Tia-colis 3-5 ngày
– Hòa vitamin C vào nước uống để tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp heo mau hồi phục, dùng liên tục đến khi heo khỏi bệnh.