Ông Trần Phú Cường (Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thú y tỉnh Bình Dương) cho biết, Cục Thú y vừa cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cho 5 huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình Dương.
Theo đó, tại các quyết định số 539/QĐ-TY-DT, 540/QĐ-TY-DT, 541/QĐ-TY-DT, 542/QĐ-TY-DT, số 543/QĐ-TY-DT, Cục Thú y đã cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối: với bệnh Cúm gia cầm trên gà tại địa bàn thị xã Bến Cát; bệnh Dịch tả lợn cổ điển tại huyện Bàu Bàng; bệnh Dại tại TP Thủ Dầu Một; bệnh Lở mồm Long móng và dịch tả lợn cổ điển tại huyện Bắc Tân Uyên; bệnh Cúm gia cầm trên gà, Lở mồm long móng trên lợn và dịch tả lợn cổ điển tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Các quyết định trên có hiệu lực đến ngày 12/11/2025. Cùng với đó, các đơn vị liên quan của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bình Dương chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra vùng an toàn dịch bệnh động vật theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, tỉnh Bình Dương đã có 4 huyện an toàn dịch bệnh về Lở mồm long móng, dịch tả heo cổ điển; 5 vùng an toàn dịch với bệnh Cúm gia cầm và Newcatson và 01 vùng an toàn bệnh Dại. Tổng cộng, toàn tỉnh Bình Dương có 10 vùng/ 22 vùng An toàn dịch bệnh trên cả nước.
Vùng an toàn dịch bệnh là điều kiện giúp người chăn nuôi an tâm sản xuất; đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.Việc xây dựng vùng an an toàn dịch bệnh cũng được thực hiện theo chủ trương chung của Bộ NN&PTNT tại Đề án 440 và Công văn số 3106/KH-UBND tỉnh của tỉnh Bình Dương trong việc phát triển chăn nuôi gắn với xuất khẩu…