QUY TRÌNH CHĂM SÓC GÀ CON

Để nuôi gà một cách hiệu quả thì việc chăm sóc gà con theo quy trình ngay từ khi bắt đầu nhập về là quan trọng nhất.

Công tác chuẩn bị trước khi nhập gà:
Chuồng trại phải được vệ sinh sát trùng sạch sẽ, quét vôi, mạng nhện, nhặt hết lông gà lớn đàn trước đó. Vệ sinh máng ăn, máng uống và ngâm qua nước sát trùng (FORS FECTAN) để ráo trước khi sử dụng cho gà úm.
– Chất độn chuồng cần được xử lý như: sát trùng chống nấm mốc, vi khuẩn, vi rút, bọ mạt và bọ cánh cứng.
– Quấy úm cũng được sát trùng kỹ.
Nhập gà :
– Gà nhập về nên đưa vào khu vực úm càng sớm càng tốt. Gà để lâu trong hộp có nhiều nguy cơ mất nước với kết quả là giảm lợi nhuận vì gà sẽ đồng đều thấp và phát triển kém.
– Sau khi đưa gà vào vị trí úm, các hộp đựng gà cần phải được loại bỏ và xử lý không chậm trễ.
– Đưa gà vào vị trí nên để khoảng thời gian 1 đến 2 giờ để gà làm quen với môi trường mới. Sau thời gian này kiểm tra tất cả gà có dễ dàng tiếp cận thức ăn, nước uống và thích nghi các điều kiện môi trường khác. Sự điều chỉnh nên được thực hiện với các thiết bị và nhiệt độ khi cần thiết.
Những điểm chính :
– Bốc dỡ gà và nhanh chóng đưa về vị trí.
– Đừng để hộp gà không nằm xung quanh.
– Kiểm tra thức ăn, nước uống, nhiệt độ và độ ẩm sau 1 đến 2 giờ và điều chỉnh khi cần thiết.
Quản lý úm gà :
– Úm gà là thời gian 7-10 ngày đầu tiên của đời gà.
– Điều quan trọng là phải bổ sung thức ăn và nước uống thường xuyên. Trong giai đoạn đầu của úm gà (3 ngày đầu tiên) nên bổ sung thức ăn thường xuyên với số lượng nhỏ tối đa (6 – 8 lần/ngày). Điều này sẽ tránh những vấn đề của thực phẩm trở thành cũ và sẽ khuyến khích gà ăn.
– Nước uống nên vệ sinh và thay mới thường xuyên.
– Trong giai đoạn đầu của úm, gà con di chuyển trong quây úm. Nhiệt độ và độ ẩm cần được theo dõi và ghi lại.

Chương trình nới quây :
– Vào mùa đông, nới rộng quây 25 cm mỗi ngày từ ngày thứ ba.

– Vào mùa hè, nới rộng quây 50 cm mỗi ngày từ ngày thứ ba.

– Số lượng máng ăn, máng uống và công suất sưởi phải phù hợp với mật độ nuôi để ngăn chặn những tác động không tốt đến năng suất.
Những điểm chính :
– Để độ ẩm 60-70% cho 3 ngày đầu tiên.
– Nhiệt độ là rất quan trọng trong quá trình úm và nên được duy trì theo
khuyến cáo.
– Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nếu độ ẩm tăng trên 70% hoặc giảm xuống dưới
60%.
– Giám sát nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên. Kiểm tra thiết bị tự động theo
hướng dẫn
– Thiết lập một tỷ lệ thông gió tối thiểu từ một ngày tuổi để cung cấp không.

khí trong lành và loại bỏ khí thải
– Tránh gió lùa.
– Đáp ứng sự thay đổi hoạt động của gà.
Với 1000 gà chúng ta cần chuẩn bị số lượng máng ăn ,uống như sau:

– Khay ăn gà con 20 cái
– Bình nước gà con 20 cái
– Máng ăn gà lớn 40 cái (25 con/máng)
– Bình uống tự động: 15 cái (75con/bình)
– Đèn gas: 2 chiếc (500con/chiếc)
– Bống điện 2 bóng.
– Bạt ăn: 2 cái.
– Bếp than 2 cái ( dùng thêm vào mùa đông)

Buồng úm riêng cho gà con:
Tránh cho gà con khỏi bị ảnh hưởng bởi mưa tạt, gió lùa, đảm bảo đủ nhiệt và tiện cho quá trình chăm sóc.
Buồng úm đặt ở giữa chuồng, được tạo bởi hệ thống bạt, cao 1,8m. rộng 4,5
– 5m, dài tùy thuộc vào ô úm bên trong.
– Gà chia thành được càng nhiều ngăn, ô … thì tỷ lệ chăm sóc nuôi úm sẽ đạt cao hơn.

Kỹ thuật úm:
– Chuẩn bị trước khi gà về đến trại: đốt than, gas trước khi gà về và giữ nhiệt độ 30 -320 .
– Nhiệt độ sàn/ độn chuồng từ 28 – 300 , độ ẩm tương đối từ 60 – 70 %, chiều cao độn chuồng 10cm dành cho phần quay úm.
– Chuẩn bị nước đã pha ÚM THẢO DƯỢC vào bình trước khi gà về 15p, nên để nước pha cho gà uống vào trong chuồng, tránh do nhiệt độ thấp lạnh khiến gà không muốn uống.
– Khi gà về: nhanh chóng thả gà vào quây úm, Nâng nhiệt độ quây úm lên tới 350 và duy trì trong 3 ngày đầu giúp cho gà nhanh uống được nước.
– Gà mới về lười vận động, nên xua để gà hoạt động đều giúp nhanh tiêu lòng đỏ và hạn chế được vấn đề về khớp cũng như giúp gà khỏe mạnh hơn.
– Theo dõi lọc những con gà yếu để không làm ảnh hưởng tới tổng đàn.

Quy trình chăm sóc gà con
Độ tuổi và mật độ chăm sóc gà con

Chăm sóc gà nhỏ:

Sau khi gà uống đủ nước (khoảng 3 – 4h) chúng ta tiến hành cho cám vào máng ăn. Nên chia ít một cho ăn thành nhiều bữa để thức ăn luôn được mới.
(Khoảng 2 – 3h cho ăn, cho uống 1 lần).
– Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ.
– Không được đổ thức ăn thừa và phân sau khi vệ sinh vào ô úm.
– Thức ăn còn ở máng nên dồn lại, gạt bỏ mạt trấu rồi cho gà ăn tiếp.
– Tránh để nước đổ ra ô úm, nên có kế hoạch hót trấu và thay trấu mới vào đó, không được đổ thêm trấu vào chỗ nước đổ sẽ ảnh hưởng tới gà sau này.
– Thường xuyên kiểm tra để đánh gia mức độ tiếp nhận thức ăn.
– Cho gà uống kháng sinh liều phòng, hạn chế nhiễm khuẩn vào buổi sáng; uống thuốc bổ, men tiêu hóa và buổi trưa và chiều.

– Tiến hành nới rộng ô úm theo độ tuổi và mật độ như bảng trên. Nới tới đâu ta tiến hành cho thâm máng ăn, máng uống gà lớn vào để gà quen dần.
– Cần kiểm tra trọng lượng gà hàng tuần để đánh giá mức độ phát triển và đưa ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.

 

 

 

Bình luận đã được đóng lại.