Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà. Bệnh chủ yếu xảy ra ở gà 4-6 tuần tuổi và ở gà tây. Bệnh do virus gây ra và tác động ở túi Fabrisius.
1.Truyền nhiễm học
Trong tự nhiên, gà được coi là nguồn nhiễm bệnh duy nhất, nhưng gần đây một số nghiên cứu cho rằng vịt, gà tây cũng có thể nhiễm bệnh Gumboro. Độ tuổi dễ nhiễm bệnh nhất là từ 3-6 tuần tuổi, tuy nhiêm cũng có thể mắc ở độ tuổi sớm ( 9 ngày tuổi) hoặc muộn hơn.
Bẹnh xảy ra quanh năm, tập chung chủ yếu vào thời gian đông xuân. Tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết 20-30%, gà bệnh chết ở ngày thứ 3, tăng mạnh vào ngày thứ 5. Thực tế, có đàn tỷ lệ chết có thể lên tới 70- 100%.
Bệnh xâm nhập qua nhiều đường khác nhau, chủ yếu qua đường tiêu hóa, thức ăn, nước uống. Túi Fabrisius là nơi chứa nhiều virus nhất, ngoài ra còn có ở gan, lách, thận. Các dụng cụ chăn uôi, thức ăn thừa là nơi lưu trữ mầm bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh Gumboro
Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày. Đàn gà bắt đầu có những triệu chứng hoảng loạn, kêu khác thường, gà thường quay đầu về phía hậu môn để gãi. Sau 2-3 ngày thấy gà bắt đầu ỉa chảy, uống nhiều nước, nền chuồng ướt. Gà có biểu hiện khó ỉa, phải rặn ra để ỉa, lông gáy dựng ngược, đầu gối khuỳnh ra, toàn bộ cơ rung lên.
Phân loãng, nhiều nước, trắng nhớt. Do gà ỉa chảy kèm theo mất cân bằng điện giải khiến gà nằm la liệt, lông bết, bẩn, nhất là vùng lông quanh hậu môn.
Gà chết nhiều nhất vào ngày thứ 3-5 và dừng lại vào ngày thứ 9-10.
3.Bệnh tích
Gà bị bệnh Gumboro xuất huyết nặng ở cơ đùi, cơ ngực. Có khi xuất huyết thành từng đám lớn hoặc lấm chấm, nếu nặng, toàn bộ cơ thẫm lại do xuất huyết. Các cơ khô nhanh do mất nhiều nước. Sau 48-72h nhiễm bệnh, túi Fabrisius bắt đầu sưng to gấp 2-3 lần kích thước bình thường và đạt tối đa ở ngày thứ 3.
Những ngày đầu do sưng to các múi nang túi lồi ra có màu trắng ngà, có biểu hiện thẩm một lớp gelatin màu vàng, bao phủ lớp mặt ngoài.
Bổ đôi thấy có xuất huyết niêm mạc các múi khế, bên trong túi khế có chất bựa màu trắng như bã đậu.
Thận sưng to, tích muối urat, bệnh tích về thận chỉ xuất hiện khi gà đã chết hoặc bệnh đang tiến triển.
Ruột có biểu hiện tích nước, giai đoạn sau chứa nhiều chất nhầy màu trắng đục, có viêm xuất huyết dọc đường ruột đến hậu môn.
lách của gà khi bị nhiễm virus bệnh gumboro sau 2-3 ngày cũng sưng lên, nhưng sau đó lại giảm đi về thể tích như túi Fabricius. Nhưng do sự phục hồi của lách rất nhanh nên khi mổ khám vào giai đoạn cuối của bênh nhiều khi không thấy những biến đổi bệnh lý đặc thù nữa.
• Các cơ quan còn lại như tim, gan, phổi, dạ dày cũng có bệnh tích nhưng không điển hình.
4.Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh
Đảm bảo giãn cách khi nuôi gà. Giữu vệ sinh, máng ăn máng uống, chuồng nuôi. Nuôi dưỡng chắm sóc tốt, nâng cao sức đề kháng cho gà.
Khi có bệnh xảy ra:
- Thu gom chất thải, xác gà chết đem tiêu hủy.
- Sử dụng các chất sát trùng để phun chuồng như: Cloramin 2%, formol 3%, nước vôi 10%. để trống chuồng 2 – 3 tháng,
Sát trùng mỗi tuần hai lần.
Phòng bệnh bằng vacxin
Tiêm phòng bệnh gumboro cho gà con , có nhiều loại vacxin phòng bệnh Gumboro trên thị trường. Sử dụng tiêm bắp hoặc dưới da, tiêm phòng vào ngày tuổi thứ 7.
5. Điều trị bệnh
Không có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Gà mắc bệnh Gumboro thường chết do mất nước vi vậy ta có thể can thiệp để làm giảm tỷ lệ tử vong:
Facebook: Thuốc Thú Y BigBoss
Hotline: 024 39 050 666