Nếu xử lý chuồng trại không đúng kỹ thuật, không đảm bảo sau lứa bệnh thì mầm bệnh vẫn còn làm lây bệnh cho lứa sau. Chính vì thế cần phải tăng cường khử độc, khử trùng các dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh trong vòng 1 tháng sau khi tiêp hủy đàn lợn theo kỹ thuật sau:

1.Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại

Xử lý chuồng trại

  • Quét dọn thu gom tất cả các chất thải, chất độn chuồng, rác thải để tiêu hủy bằng cách đốt. Các loại thức ăn, thực phẩm, giàn mát, chắn gỗ ở trại xảy ra dịch bệnh cũng cần phải tiêu hủy.
  • Phun sát trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh, nhà công nhân,… liên tục 1 lần/ ngày trong 1 tuần đầu tiên, 3 lần/ tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.
  • Tất cả dụng cụ trang thiết bị chăn nuôi phải sát trùng kỹ lưỡng để đảm bảo không bùng phát dịch bệnh trong lứa tiếp theo.
  • Vệ sinh tất cả bề mặt của xe bằng sà phòng, dùng vòi phun nước áp lực cao để rửa sạch và chở khô rồi phun sát trùng.

2. Vệ sinh sát trùng xung quanh trại

xử lý chuồng trại

  • Phát quanh toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi. Rải vôi bột hoặc sử dụng dung dịch vôi 1% để phun khu vực quanh chuồng nuôi và ngoài trại.
  • Xử lý nước ao hồ bằng dung dịch nước vôi 1%, cần tính được lượng nước trong hồ để xác định liều lượng phù hợp.

xử lý chuồng nuôi

  • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hầm biogas. Đối với giai đoạn  sinh khí metan thì nhiệt độ của hầm  là 55 dộ C là tốt nhất. Ở nhiệt độ này có thể tiêu diệt được mầm bệnh có trong phân.
  • Tiêu diệt các động vật và côn trùng trung gian mang mầm bệnh như chuột , ruồi muỗi, gián,… trong quá trình xử lý chuồng trại.

3. Tiến hành tái đàn sau khi xử lý chuồng trại

  • Sau khi tiến hành vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại 15 ngày thì xử lý chuồng trại lần 2. Sử dụng thuốc sát trùng phun toàn bộ khu vực chuồng nuôi và xung quanh chuồng trại.
  • thời gian này cần phải đóng kín chuồng trại để tránh xâm nhập các màm bệnh vào trong chuồng nuôi. Đối với các chuồng hở thì nên chuyển sang mô hình chuồng kín để hạn chế mầm bệnh lây lan từ ngoài vào trại 1 cách dễ dàng.
  • Phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng trại trước 30 ngày nhập giống tái  đàn. Từng bước tái đàn với số lượng bằng 10% tổng đàn
  • Sau khi nhập nuôi đưuọc 30  ngày cần lấy mẫu xét nghiệm virus dịch tả lợn châu phi.Sau khi xét nghiệm âm tính mới được nhập tái đàn toàn bộ số lượng.
  • Trước khi tái đoàn toàn bộ cần phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khuôn viên trại.

Có thể quan tâm: Làm thế nào để giảm tỉ lệ chết sau cai sữa ở heo con?
Cảnh báo bệnh viêm phổi địa phương ( Bệnh suyễn heo)

 

Facabook: Thuốc Thú Y BigBoss

Lazada: BigBoss Group