Bệnh tiêu chảy cấp ở heo PED (PORCINE EPIDEMIC DIARROEA) do một Coronavirus gây ra (cùng họ với virusTGE), bệnh khá phổ biến. Virus tấn công vào hệ nhung mao ruột làm giảm bề mặt hấp thu, dẫn đến mất nước và mất chất dinh dưỡng gây chết heo, tỷ lệ chết cao từ 30% đến 100%, thiệt hại kinh tế lớn.

Có 2 chủng virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở heo:

  • PED 1: gây bệnh trên heo trưởng thành.
  • PED 2: gây bệnh trên tất cả độ tuổi, kể cả heo nái trưởng thành.

Bệnh tiêu chảy cấp ở heo

Chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp ở heo

Dựa theo triệu chứng của heo bệnh: Heo con tiêu chảy nặng với tỉ lệ chết cao, lây lan nhanh, heo con hay nằm trên bụng mẹ, tỷ lệ chết với heo con dưới 5 ngày tuổi là 100%, khó phân biệt được với TGE kể cả khi xem virus trên kính hiển vi điện tử. Thường người ta dùng test kiểm tra huyết thanh học đánh giá sự tăng hàm lượng kháng thể hay dùng Elisa kiểm tra mẫu phân tiêu chảy hay chất chứa trong đường ruột.

Chẩn đoán phân biệt tiêu chảy cấp ở heo:

– Việc chẩn đoán phân biệt bệnh rất khó khăn, cần phải theo dõi diễn biến tình trạng bệnh trên toàn trại:

  • Tình trạng chuồng trại ẩm ướt, bẩn, sức đề kháng lợn con yếu , heo con chưa được tiêm sắt, heo mẹ chưa được tiêm phòng là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở heo con.
  • Quá trình lây lan nhanh có thể do virus, lây lan chậm có thể là do Ecoli, Cocidiosis.
  • Căn cứ vào độ tuổi bị bệnh: PED thường ở mọi lứa tuổi, TGE thường xuất hiện ở heo 20 ngày tuổi đổ về, Cocidiosis thường sau 1 tuần tuổi.
  • Căn cứ vào tỉ lệ bệnh, chết: bệnh tiến triển nhanh, lây lan nhanh gây chết nhiều, điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả có thể là bệnh tiêu chảy cấp ở heo PED, TGE; Ecoli, cocidiosis điều trị bằng kháng sinh và thuốc trị cầu trùng đặc hiệu là khỏi.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở heo

1. Thực hiện chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học

  • Có hàng rào giữa trong và ngoài trại, xe vận chuyển heo phải ở ngoài hàng rào trại.
  • Kiểm soát ra vào chuồng trại, đặc biệt là người mua bán heo. Đây là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh.
  • Công nhân trại hạn chế ra ngoài khu vực trại.
  • Xe vận chuyển trong trại phải được rửa, sát trùng sau mỗi lần sử dụng.
  • Có chuồng bán heo ngay ngoài trại.
  • Không đưa heo từ khu vực bán về trại.
  • Không cho nước thải từ chuồng bán chảy về trại.
  • Người lao động không tiếp xúc với heo khác ngoài khu vực làm việc của mình.
  • Hạn chế khách tham quan.
  • Vệ sinh lối đi thường xuyên, có hố sát trùng trước khi vào chuồng trại.
  • Thực hiện phương pháp chăn nuôi ” Cùng vào, cùng ra”.
  • Định kì phát quang xung quanh chuồng trại, tiêu độc khử trùng.
  • Cô lập khu vực chăn nuôi.
  • Tiêm sắt đầy đủ cho heo đúng quy trình.
  • Heo mẹ đang mang thai nên được đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.

XEM THÊM: 5 chiến lược dinh dưỡng chống tiêu chảy ở heo con

2.Tiêm vaccine phòng tiêu chảy cấp ở heo

Bệnh tiêu chảy cấp ở heo

Hiện nay trên thị trường đã có vaccine phòng bệnh tiêu chảy cấp ở heo, sử dụng cho heo mẹ: tiêm hai mũi, mũi một trước 4-5 tuần trước khi sinh, mũi hai vào 2 tuần trước khi sinh.

3.Tự tạo miễn dịch cho heo con ( làm vacccine chuồng)

Cho heo mẹ ăn ruột của heo con trước khi đẻ.

Phương pháp: lấy ruột của 2-3 heo con đang bị tiêu chảy do PED đang còn sống, độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày, xay nhỏ. Trộn với 1l  nước, lọc lấy nước và pha vào 100g colistin để diệt tạp khuẩn. Đem dung dịch trên trộn với thức ăn cho toàn nái,  hậu bị ăn ( mỗi con 10ml). Sau khi ăn, heo có triệu chứng tiêu chảy, ủ rũ bỏ ăn thì đạt yêu cầu, không cần làm lại. Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối với nái mang thai tuần 15 – 16, lợn con sinh ra vẫn chết vì bệnh PED. Nếu phát hiện, xử lý nhanh có thể sau 3 tuần dập tắt được dịch bệnh trong toàn trại.

 

Fanpage: Thuốc Thú Y BigBoss

Lazada: BigBoss Group

Hotline: 024 39 050 666